14/04/2025 18:00
MARKET INSIGHTS_14042025
TÓM TẮT MỘT SỐ Ý CHÍNH TRONG BÁO CÁO
VN-Index đóng cửa giao dịch tạo thành mẫu hình giao dịch “Gap Up”. Khối lượng giao dịch giảm nhưng vẫn vượt mức trung bình 20 ngày. Theo lý thuyết, thì giá tăng khối lượng giao dịch giảm không phải là mô hình tăng giá có sự hỗ trợ của khối lượng – Tín hiệu không quá tích cực.
Các điểm cần lưu ý:
(i) NĐT nước ngoài bán ròng hơn 369 tỷ đồng (Tính cả 3 sàn). Tốp mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, ACB, VHM, MWG, VIC, VIX, HVN, SAB, VCG, STB… Tốp bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, HCM, VNM, GMD, SHB, IDC, CTG, VPB, QNS, EIB…Khối ngoại vẫn chưa dừng chuỗi bán ròng mạnh trên TTCK Việt Nam của mình nhưng chúng tôi quan sát một tín hiệu tích cực trên thị trường trái phiếu chính phủ là khối ngoại đã quay trở lại mua ròng ở thị trường này. Trong quá khứ, khi khối ngoại mua ròng mạnh trái phiếu chính phủ thì thường sau đó TTCK hay tăng giá mạnh. Ít nhất một chút ánh sáng cuối đường hầm đã xuất hiện.
(ii) Thị trường trải qua một tuần biến động mạnh và giao dịch theo mô hình thị trường “Crash – Sụp đổ thị trường” không phải mô hình “Correction – Điều chỉnh thị trường”. Đặc trưng của mô hình này là sự sụt giảm đột ngột và nghiêm trọng từ 20% trở lên thường chỉ vài ngày hoặc vài tuần. . Tốc độ sụt giảm diễn ra nhanh chóng. Nguyên nhân được gây ra bởi sự hoảng loạn, cú sốc bất ngờ ở đây chính là việc Tổng Thống Trump áp mức thuế đối ứng vào Việt Nam lên tới mức 46% cao thứ 3 trong các nước bị áp thuế. Phản ứng của NĐT là sự hoảng loạn – Sợ hãi lan rộng và bán tháo hàng loạt. Giọng điệu truyền thông: Kịch tính và đang báo động (Thị trường lao dốc tự do). Cơ hội cho NĐT tạo ra giá trị lớn nhưng đòi hỏi kỷ luật và kiểm soát cảm xúc mạnh mẽ. Rõ ràng chúng ta thấy mức sinh lời rất ấn tượng cho các NĐT nếu mua đúng đáy trong vài phiên gần đây. Sự sụp đổ trong tuần qua tương tự như cách thị trường sụp đổ trong giai đoạn tháng 3/2020 khi Covid – 19 xảy ra.
(iii) Về dòng tiền, chúng ta thấy dòng tiền đang đổ vào họ VINCOM, nhóm chứng khoán, đầu tư công, vận tải biển và đang rời bỏ nhóm KCN. Với việc tạm hoãn 90 ngày để đàm phán có thể giải ngân đầu tư FDI sẽ có xu hướng tạm dừng giải ngân trong khi đó các đơn hàng xuất khẩu trong 90 ngày tới sẽ gia tăng đột biến khi các đối tác nhập khẩu từ Mỹ sẽ tăng cường nhập bù cho cả năm 2025 nên các NĐT tập trung vào nhóm cổ phiếu có doanh thu nội địa (đầu tư công), nhóm vốn hóa lớn (VINCOM, Ngân hàng), các ngành hưởng lợi do đơn hàng tăng đột biến như vận tải biển, cảng (Trừ nhóm xuất khẩu có vẻ NĐT vẫn còn nghi ngại dù thực tế nhóm này sẽ ít chịu ảnh hưởng quá lớn trong năm 2025), chứng khoán (hệ thống KRX dự kiến vận hành tháng 5/2025). Nhóm bất động sản (Trừ họ VINCOM) vẫn chịu áp lực lớn do việc giải chấp cổ phiếu của giới lãnh đạo nên không có mức tăng tốt khi phục hồi.
Theo phương pháp phân tích “Price Action” với VN30 chúng ta có 05 mã cho tín hiệu mua, 25 mã cho tín hiệu bán, 00 mã cho tín hiệu đi ngang. VRE, VHM, VIC, LPB…cho tín hiệu tích cực.
Theo thống kê định lượng, với mẫu hình hôm nay thì phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có xác suất giảm điểm là 50% và 48.43% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Dựa trên thống kê, chỉ số giao dịch không rõ tăng hay giảm điểm với giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa vào phiên giao dịch ngày thứ 3. Hỗ trợ là 1,200 điểm và kháng cự là 1,275 điểm.
Nhà đầu tư tải bản báo cáo đầy đủ theo đường link sau:
VN-Index đóng cửa giao dịch tạo thành mẫu hình giao dịch “Gap Up”. Khối lượng giao dịch giảm nhưng vẫn vượt mức trung bình 20 ngày. Theo lý thuyết, thì giá tăng khối lượng giao dịch giảm không phải là mô hình tăng giá có sự hỗ trợ của khối lượng – Tín hiệu không quá tích cực.
Các điểm cần lưu ý:
(i) NĐT nước ngoài bán ròng hơn 369 tỷ đồng (Tính cả 3 sàn). Tốp mua ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: HPG, ACB, VHM, MWG, VIC, VIX, HVN, SAB, VCG, STB… Tốp bán ròng khớp lệnh của nước ngoài gồm các mã: FPT, HCM, VNM, GMD, SHB, IDC, CTG, VPB, QNS, EIB…Khối ngoại vẫn chưa dừng chuỗi bán ròng mạnh trên TTCK Việt Nam của mình nhưng chúng tôi quan sát một tín hiệu tích cực trên thị trường trái phiếu chính phủ là khối ngoại đã quay trở lại mua ròng ở thị trường này. Trong quá khứ, khi khối ngoại mua ròng mạnh trái phiếu chính phủ thì thường sau đó TTCK hay tăng giá mạnh. Ít nhất một chút ánh sáng cuối đường hầm đã xuất hiện.
(ii) Thị trường trải qua một tuần biến động mạnh và giao dịch theo mô hình thị trường “Crash – Sụp đổ thị trường” không phải mô hình “Correction – Điều chỉnh thị trường”. Đặc trưng của mô hình này là sự sụt giảm đột ngột và nghiêm trọng từ 20% trở lên thường chỉ vài ngày hoặc vài tuần. . Tốc độ sụt giảm diễn ra nhanh chóng. Nguyên nhân được gây ra bởi sự hoảng loạn, cú sốc bất ngờ ở đây chính là việc Tổng Thống Trump áp mức thuế đối ứng vào Việt Nam lên tới mức 46% cao thứ 3 trong các nước bị áp thuế. Phản ứng của NĐT là sự hoảng loạn – Sợ hãi lan rộng và bán tháo hàng loạt. Giọng điệu truyền thông: Kịch tính và đang báo động (Thị trường lao dốc tự do). Cơ hội cho NĐT tạo ra giá trị lớn nhưng đòi hỏi kỷ luật và kiểm soát cảm xúc mạnh mẽ. Rõ ràng chúng ta thấy mức sinh lời rất ấn tượng cho các NĐT nếu mua đúng đáy trong vài phiên gần đây. Sự sụp đổ trong tuần qua tương tự như cách thị trường sụp đổ trong giai đoạn tháng 3/2020 khi Covid – 19 xảy ra.
(iii) Về dòng tiền, chúng ta thấy dòng tiền đang đổ vào họ VINCOM, nhóm chứng khoán, đầu tư công, vận tải biển và đang rời bỏ nhóm KCN. Với việc tạm hoãn 90 ngày để đàm phán có thể giải ngân đầu tư FDI sẽ có xu hướng tạm dừng giải ngân trong khi đó các đơn hàng xuất khẩu trong 90 ngày tới sẽ gia tăng đột biến khi các đối tác nhập khẩu từ Mỹ sẽ tăng cường nhập bù cho cả năm 2025 nên các NĐT tập trung vào nhóm cổ phiếu có doanh thu nội địa (đầu tư công), nhóm vốn hóa lớn (VINCOM, Ngân hàng), các ngành hưởng lợi do đơn hàng tăng đột biến như vận tải biển, cảng (Trừ nhóm xuất khẩu có vẻ NĐT vẫn còn nghi ngại dù thực tế nhóm này sẽ ít chịu ảnh hưởng quá lớn trong năm 2025), chứng khoán (hệ thống KRX dự kiến vận hành tháng 5/2025). Nhóm bất động sản (Trừ họ VINCOM) vẫn chịu áp lực lớn do việc giải chấp cổ phiếu của giới lãnh đạo nên không có mức tăng tốt khi phục hồi.
Theo phương pháp phân tích “Price Action” với VN30 chúng ta có 05 mã cho tín hiệu mua, 25 mã cho tín hiệu bán, 00 mã cho tín hiệu đi ngang. VRE, VHM, VIC, LPB…cho tín hiệu tích cực.
Theo thống kê định lượng, với mẫu hình hôm nay thì phiên giao dịch tiếp theo, VN-Index có xác suất giảm điểm là 50% và 48.43% giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Dựa trên thống kê, chỉ số giao dịch không rõ tăng hay giảm điểm với giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa vào phiên giao dịch ngày thứ 3. Hỗ trợ là 1,200 điểm và kháng cự là 1,275 điểm.
Nhà đầu tư tải bản báo cáo đầy đủ theo đường link sau:
Tài liệu đính kèm